Sức mạnh Nhà_Abbas

Sự thay đổi đầu tiên mà nhà Abbas làm là cho di chuyển thủ đô của đế quốc từ Damas, Syria đến Bagdad ở Iraq. Việc này dường như là để vừa xoa dịu cũng như để trở nên gần gũi hơn với người mawali Ba Tư (người phi Ả rập) trong khu vực này và một phần mong muốn của người mawali Ba Tư là có ít đi sự thống trị của người Ả Rập trong đế quốc. Thành phố Bagdad được tạo lập trên sông Tigris trong năm 762. Một vị trí mới, tể tướng (vizier), cũng được lập nên để đại diện cho chính quyền trung ương và còn quyền lực lớn hơn được giao cho các tiểu vương ở địa phương. Cuối cùng thì điều này có nghĩa rằng là vị trí của nhiều khalip nhà Abbas bị tụt xuống chỉ còn ở một vai trò nghi lễ hơn so với thời của nhà Omeyyad, và các tể tướng bắt đầu gây ảnh hưởng lớn hơn và vai trò của tầng lớp quý tộc Ả Rập cũ đã dần dần bị thay thế bằng một bộ máy quan liêu người Ba Tư.

Nhà Abbas đã phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của người Ba Tư trong khi họ tìm cách lật đổ nhà Omeyyad. Al-Mansur, người kế vị Abu al-’Abbas đã dời đô từ Damas đến Bagdad, thành phố mới và hoan nghênh việc những người Hồi giáo Ả Rập không tới triều đình của họ. Trong khi sự kiện này đã giúp cho việc tích hợp các nền văn hóa Ả Rập và Ba Tư, thì nó cũng làm cho nhà Abbas bị xa lánh bởi nhiều người Ả Rập ủng hộ họ, đặc biệt là người Ả Rập ở Khorasan, những người đã hỗ trợ họ trong các trận chiến của họ chống lại nhà Omeyyad.

Những vết rạn nứt với những người đã hỗ trợ họ đã tạo ra những vấn đề ngay tức thì. Nhà Omeyyad thì lại không như vậy, trong khi bị đẩy ra khỏi quyền lực họ đã không bị tiêu diệt hoàn toàn. Thành viên duy nhất còn sống của gia đình hoàng gia Omeyyad cuối cùng đã đến được Tây Ban Nha, nơi ông tự lập cho mình thành một Tiểu vương Ả rập độc lập (Abd ar-Rahman I năm 756). Năm 929, Abd ar-Rahman III tiếm xưng chức Khalip, và thành lập vương quốc Al-Andalus từ Córdoba như là một đối thủ với Bagdad, vốn là thủ đô hợp pháp của Đế quốc Hồi giáo.

Năm 756, Khlip nhà Abbas, Al-Mansur gửi hơn 4.000 lính đánh thuê Ả Rập để hộ trợ nhà Đường Trung Quốc trong Loạn An Sử. Sau chiến tranh, họ vẫn ở lại Trung Quốc.[6][7][8][9][10] Khalip Harun al-Rashid đã thiết lập một liên minh với Trung Quốc.[11] Việc một số sứ giả được Khalip nhà Abbas gửi đến triều đình Trung Quốc được ghi trong sử sách nhà Đường, quan trọng nhất trong số này là những người (A-bo-lo-ba) Abul Abbas, người sáng lập ra triều đại mới, đó là (A-p'u-ch'a-cho) Abu Jafar, nhà xây dựng thành Bagdad, trong đó có hơn phải nói ngay lập tức, và rằng (A-lun) Harun al-Rashid, nổi tiếng, có lẽ, thông qua các tác phẩm phổ biến ngày nay, Nghìn lẽ một đêm. Những người Abbas hoặc "Hắc kỳ", như họ đã thường được gọi, vốn được biết đến trong sử sách nhà Đường là Hắc y Đại thực, có nghĩa là "Những người Ả Rập mặc áo choàng đen".[12][13][14][15] Al-Rashid phái sứ giả đến nhà Đường Trung Quốc và thiết lập một mối quan hệ tốt với họ.[11][16][17][18][19][20][21][22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_Abbas http://www.genbilim.com/content/view/4930/190/ http://books.google.com/?id=5LSvkQvvmAMC&pg=PA283&... http://books.google.com/?id=6SACPP8mZQ8C&pg=PA53&d... http://books.google.com/?id=8rhPAAAAMAAJ&dq=arab+m... http://books.google.com/?id=CqkeAAAAIAAJ&q=arab+me... http://books.google.com/?id=Jskyi00bspcC&pg=PA92&d... http://books.google.com/?id=QivwtVwq8ykC&pg=PA214&... http://books.google.com/books?ei=28LnTsDrG8bs0gG51... http://books.google.com/books?ei=28LnTsDrG8bs0gG51... http://books.google.com/books?ei=mMnnTpWzPIPe0QH2y...